image

Văn phòng công chứng Ninh Thị Hiền

Trụ sở: 367 - 367A Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0933 902 088 - Telephone: 028 3812 3399 - Fax : 028 3842 8401

Hoạt động công chứng và việc triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04 tháng 5 năm 2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW đặt ra mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045 Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Vào thời điểm năm 2022 Liên minh công chứng Quốc tế (gồm 91 Quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên trong đó có Việt Nam) đã có bài khảo sát và gợi ý, mà nay, một phần nội dung của bài có liên quan trực tiếp đến việc triển khai nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Nghị quyết 68-NQ/TW. Một số các gợi ý chính của bài gồm:

  • Tại Việt Nam quy mô của hộ gia đình giống doanh nghiệp siêu nhỏ, tuy nhiên quy mô này lại nằm chung với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, để khuyến khích chuyển 3 triệu/5 triệu hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp siêu nhỏ thì cần phải tách và xác định quy mô (về số lao động, nguồn vốn, ngành nghề…) doanh nghiệp siêu nhỏ ra khỏi nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) đã đưa ra đề xuất theo hướng giảm bớt những trở ngại pháp lý bằng cách giới thiệu hình thức pháp lý đơn giản được gọi là tổ chức trách nhiệm hữu hạn (the “UNCITRAL Limited Liability Organization” (the “UNLLO”)) cho mục tiêu cần có bộ khung pháp luật phù hợp cho các công ty siêu nhỏ (nhấn mạnh đến yếu tố tồn tại trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp siêu nhỏ) để có được tăng trưởng kinh tế, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp. Mô hình này phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  • Trong vòng đời của doanh nghiệp từ khi thành lập, đăng ký doanh nghiệp đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, tổ chức lại và rút khỏi thị trường, Pháp luật nhiều quốc gia quy định phải công chứng điều lệ doanh nghiệp, các hợp đồng giao dịch, các tài liệu pháp lý liên quan, văn bản thoả thuận giải thể doanh nghiệp…Nội dung này đã có khuyến nghị nên đưa vào Luật Doanh nghiệp khi sửa đổi.
  • Việc tham gia của công chứng viên không những cung cấp tính xác thực, hợp pháp, chuẩn hoá cho các tài liệu thương mại của doanh nghiệp mà còn giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa tranh chấp, từ đây sẽ giảm chi phí tuân thủ khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư, kinh doanh.
  • Việc đồng bộ thể chế công chứng với các quốc gia trên thế giới nhằm giảm rào cản pháp lý và thể chế cho quá trình tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Bài tham luận, khảo sát còn gợi mở ra nhiều chính sách liên quan khác mà cá nhân tác giả chưa nhìn thấy hết. Bài tham luận của Việt Nam là một trong 20 bài được chọn phát biểu tại Đại hội Công chứng viên quốc tế lần thứ 30 tại Cancun- Mexico năm 2022, do nhóm điểu phối viên quốc tế gồm: GS.TS. Jens Bormann, LL.M. (Harvard), Chủ tịch Bundesnotarkammer và Dr. Peter Stelmaszczyk, Giám đốc Bundesnotarkammer chủ trì.

Nay tác giả xin giới thiệu bài tham luận, khảo sát này đến các Anh, Chị, Em. (Vui lòng nhấn vào đây để tải về)

Trân trọng.

 

Chia sẻ trên:

Đăng ký theo dõi để nhận được thông tin từ chúng tôi

Đăng ký để có quyền truy cập vào nội dung cao cấp hoặc liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào.

Theo dõi ngay bây giờ